Vương Quốc Anh Viên_kim_cương_Hope

Viên kim cương này đã nhỏ hơn so với kích thước ban đầu

Sau khi được tìm thấy ở Luân Đôn, Viên kim cương đã thuộc quyền sở hữu của hoàng hậu Tây Ban NhaMaria Louisa vào năm 1800. Trong thời gian đó, viên kim cương đã được tạo hình lại bởi một nhà nữ trang người Hà Lan Wilhelm Fals. Trong thời gian gia công nó, viên kim cương bị đánh cắp bởi con trai mình Hendrick và ông chết trong đau khổ và người con trai ăn cắp của ông cũng tự sát sau đó không lâu.

Sau đó, viên kim cương này được mua bởi Henry Philip Hope chủ một gia đình quý tộc người Anh vào năm 1813 và được gọi là "Kim cương Hope" từ đó. Nhiều bằng chứng khẳng định viên kim cương này chính là viên kim cương của Hoàng gia Pháp. Năm 1858, một nhà kim hoàn người Pháp tên Barbot phát hiện thấy viên kim cương xanh xuất hiện tại nhà Hope. Barbot biết rõ một vật tương đương là viên kim cương xanh của vua Louis XIV ông này đã mở cuộc điều tra và kinh ngạc khi thấy nhà Hope có viên đã này từ năm 1812. Viên kim cương này là tài sản chính thức của gia tộc Hope, đúng 20 năm 2 ngày sau khi viên kim cương của vua Pháp bị đánh cắp và 20 năm chính là thời gian vô hiệu hóa việc truy tìm viên kim cương bị đánh cắp cho nên không ai có thể truy tố gia đình Hope để đòi lại viên kim cương.

Barbot khẳng định viên kim cương Hope đang cất giữ chính là của vua Louis XIV nhưng chưa thể chứng minh vì không có một bản sao của viên kim cương xanh (bản sao này là quy định bắt buộc bởi vì các nhà kim hoàn luôn có thói quen làm một bản sao bằng chì, mọi viên đá quý đã qua tay họ chế tác để lưu giữ kích thước). Barbot tiếp tục điều tra, nhưng phải bỏ cuộc vì không tìm thấy bản sao.

Sau này, một người khác là Francois Farges thì lại biết rõ câu chuyện này và có trong tay bản sao bằng chì viên kim cương xanh của vua Louis XIV. Ông lục soát kho tư liệu và phát hiện một bản văn cũ nói rằng nó đã được tặng cho Viện bảo tàng vào năm 1850 do một người thợ kim hoàn tại Paris tên là Charles Achard. Bên cạnh bản sao còn có một mảnh giấy ghi dòng chữ: kiểu dáng của một viên kim cương rất đáng lưu ý do mức độ trong sáng của nó, tài sản của ông Hope tại Luân Đôn. Chữ Hope này có 2 "p", nhưng Francois Farges không còn nghi ngờ vì đó chính là sai lầm khi khắc chữ. Điều đó chứng tỏ nhà ngân hàng người Anh Henry Philip Hope là sở hữu chủ viên kim cương xanh của vua Louis XIV. Nhưng phải chứng minh bằng đo đặc viên kim cương của Hope và của triều đình Pháp chính là một.

Viên kim cương được chụp bằng kỹ thuật sốMặt cắt 3 chiều của viên kim cương

Farges đến Anvers, kinh đô kim cương tại nước Bỉ, mang theo ảnh chụp của bản sao bằng kỹ thuật số 3 chiều vì ông muốn so sánh nó với viên kim cương của Hope, mà sau khi qua nhiều tay trung gian đã đến thủ đô nước Mỹ, chui vào tủ kính của Viện Smithsonian, một trung tâm nghiên cứu lớn có nhiều viện bảo tàng. Nơi đây dễ dàng cung cấp cho ông hình ảnh 3 chiều của viên kim cương.

Từ đó nhà nghiên cứu chỉ còn so sánh hai bức ảnh. Viên kim cương của Hope trùng khớp viên kim cương xanh, nếu viên kim cương của Hope được mài từ viên kim cương của vua Louis XIV thì mọi mặt của nó trùng khớp dễ dàng với viên kim cương gốc màu xanh. Nói khác đi, khi mài một viên kim cương, người ta sẽ có được hình dáng giống hệt nhưng kích thước nhỏ hơn. Kết quả cho thấy hai viên kim cương trùng khớp nhau hoàn toàn. Ngày nay sau khi đo đạc tỉ mỉ, ông quả quyết chúng giống nhau đến 99,9% nhưng để khẳng định là một thì còn phải chứng minh trước tòa án thành phần hóa học viên kim cương của Hope giống hệt viên kim cương xanh điều mà vào thời vua Louis XIV, không ai phân tích nó

Lời nguyền của viên kim cương này tuy không linh ứng với Henry Hope, nhưng giáng đòn khốc liệt lên con cháu ông này là Ngài Francis Hope. Viên kim cương đã để lại cho gia đình Hope sự bất hạnh bằng cách tước đi sự giàu có và đưa họ đến chỗ phá sản. Sau cái chết của Henry Hope, viên kim cương được để lại cho cháu trai ông Lord Francis Hope, người đã cố gắng xin phép tòa án cho bán nó. Năm 1901, đề nghị của ông được chấp thuận, khi ông đang chìm trong cờ bạc và phá sản. Cụ thể là sau khi Lord Francis nhận được quyền thừa kế vào năm 21 tuổi, ông cưới một cô gái nhảy tên Mary Yohe và sống xa xỉ cho đến khi quá túng thiếu và buộc phải bán viên kim cương đồng thời tuyên bố phá sản vì khánh kiệt. Người vợ chạy theo đối thủ của chồng, còn Lord Francis chết trong cảnh nghèo đói.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Viên_kim_cương_Hope http://www.canada.com/story_print.html?id=1f5933e7... http://www.france24.com/en/20101120-storied-hope-d... http://abcnews.go.com/Technology/wireStory?id=4099... http://gia.metapress.com/content/q0n20t64308783g1/... http://query.nytimes.com/gst/abstract.html?res=F00... http://query.nytimes.com/gst/abstract.html?res=FA0... http://www.nytimes.com/2008/04/06/us/06SWITZER.htm... http://www.usatoday.com/tech/science/discoveries/2... http://newsdesk.si.edu/images_full/images/museums/... http://www.si.edu/Encyclopedia_SI/nmnh/hope.htm